Semantic là gì?

Semantic (còn được gọi là Ngữ nghĩa) trong ngữ nghĩa tổng quát là một thuật ngữ liên quan đến ý nghĩa và mối quan hệ giữa các từ, câu hoặc ngữ cảnh trong ngôn ngữ. Trong lĩnh vực SEO, Semantic đề cập đến việc hiểu và phân tích ý nghĩa của nội dung, từ đó tối ưu hóa cách hiển thị kết quả tìm kiếm và cải thiện trải nghiệm người dùng.

Semantic Search là gì?

Semantic Search là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tìm kiếm trên internet. Được phát triển để cải thiện tính chính xác và hiệu quả của kết quả tìm kiếm, Semantic Search sử dụng khái niệm về ý nghĩa và ngữ nghĩa của từ để hiểu ý định thực sự của người dùng khi tìm kiếm thông tin.

Với Semantic Search, công nghệ sẽ hiểu được mối liên hệ giữa các từ và ý nghĩa tổng thể của câu truy vấn. Thay vì chỉ chú trọng vào từ khóa cụ thể, Semantic Search sẽ phân tích ngữ cảnh và mục tiêu tìm kiếm để cung cấp những kết quả phù hợp nhất cho người dùng.

Điều này giúp cải thiện trải nghiệm tìm kiếm của người dùng, đảm bảo rằng họ nhận được thông tin chính xác và liên quan đến nhu cầu của mình. Semantic Search cũng hỗ trợ cho việc phân tích và sắp xếp thông tin theo ngữ nghĩa, từ đó tạo ra những kết quả tìm kiếm phong phú hơn và mang tính toàn diện.

So với tìm kiếm từ vựng, tìm kiếm theo Semantic search cải thiện độ chính xác của tìm kiếm hơn gấp nhiều lần bằng cách hiểu ý định của người tìm kiếm, ý nghĩa ngữ cảnh để cung cấp các kết quả có liên quan được cá nhân hóa theo người dùng.

Semantic search cũng cho phép Google phân biệt các thực thể khác nhau (người, địa điểm và sự vật) và diễn giải truy vấn dựa trên các yếu tố như:

  • Lịch sử tìm kiếm của người dùng
  • Vị trí của người dùng
  • Lịch sử tìm kiếm toàn cầu
  • Các biến thể chính tả.

Semantic Search hoạt động như thế nào?

Semantic Search là một công nghệ tìm kiếm thông minh và tiên tiến, giúp cải thiện kết quả tìm kiếm bằng cách hiểu ý nghĩa thực sự của từ khóa và mối quan hệ giữa các từ trong câu. Thay vì chỉ dựa vào từ khóa đơn thuần, Semantic Search sử dụng trí tuệ nhân tạo để hiểu ngữ nghĩa và ngữ cảnh của câu truy vấn.

Khi người dùng nhập câu truy vấn vào công cụ tìm kiếm, Semantic Search sẽ phân tích ý nghĩa của câu truy vấn đó và tìm kiếm thông tin liên quan theo một cách thông minh hơn. Nó sẽ xem xét các từ khóa chính, nhưng cũng lấy ý nghĩa toàn bộ câu để đưa ra kết quả tốt nhất.

Ví dụ về Semantic Search

Ở trong ví dụ trên: Khi ta search với từ khóa” Hiệu năng” trong ngữ cảnh này đang là một từ khóa chung không rõ ràng về ngữ cảnh. Google sẽ dựa theo Semantic Search để trả về cho chúng ta những nội dung liên quan đến từ khóa. Nó không chỉ trả về cho chúng ta kết quả là về ý nghĩa của từ” Hiệu Năng” mà còn trả về cho chúng ta rất nhiều kết quả khác bao gồm: tìm kiếm thông tin, tìm kiếm thương mại. Chính vì vậy khi chúng ta làm tốt việc tối ưu cho Sematic Search thì việc lên TOP và có Organic Traffic là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Hãy phân tích và tối ưu nội dung theo Semantic Search kết quả bạn nhận được sẽ khiến bạn rất bất ngờ đấy !

Lợi ích của việc tối ưu Semantic Search

Với Semantic Search, người dùng có thể nhận được kết quả chính xác và liên quan hơn. Công nghệ này giúp loại bỏ các kết quả không liên quan hoặc spam, mang lại trải nghiệm tìm kiếm tốt hơn cho người dùng.

Cách tối ưu nội dung hiệu quả theo Semantic Search

1. Ưu tiên ý định tìm kiếm người dùng

Mục đích tìm kiếm đề cập đến mục tiêu chính của người dùng khi họ nhập nội dung nào đó vào Google.

Điều này liên quan đến tìm kiếm ngữ nghĩa vì Google đang cố gắng thu hẹp khoảng cách giữa những gì một người nhập và những gì họ thực sự muốn biết.

Để làm việc với thuật toán, SEO nên ưu tiên ý định của người dùng trong chiến lược của họ.

Vì vậy, khi bạn tạo nội dung, mục tiêu của bạn phải là phù hợp với những gì người dùng đang tìm kiếm và dự đoán các câu hỏi tiếp theo của họ.

Ví dụ: nếu ai đó tìm kiếm “thời trang nam”, một từ khoá chung chung trong mục đích tìm kiếm .

Từ khóa có thể thuộc bốn loại mục đích tìm kiếm:

  • Thông tin (tìm hiểu về một chủ đề)
  • Điều hướng (tìm kiếm một cái gì đó cụ thể)
  • Thương mại (điều tra sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu)
  • Giao dịch (có ý định mua hàng)

Hiểu được mục đích sẽ giúp bạn định hình nội dung của mình.

Khi bạn search từ khoá: “thời trang nam” kết quả trả về cho bạn là các tìm kiếm về giao dịch và song song với đó có những kết quả trả về mục đích là tìm kiếm thông tin ( Các bài viết cung cấp các thông tin về các thương hiệu thời trang nam nổi tiếng tại Việt Nam). Do vậy SERP trả về bao gồm các kết quả về giao dịch và tìm kiếm thông tin.

Như vậy theo ví dụ bên trên. Việc khách hàng tìm kiếm một từ khoá chung chung thì việc tìm hiểu và phân tích ra ý định tìm kiếm của người dùng sẽ giúp cho việc phân tích và triển khai nội dung cho website của bạn được dễ dàng và nhanh chóng đồng thời sẽ giúp được website của bạn có thêm nhiều lượt truy cập từ khách hàng tiềm năng.

Nên nhớ rằng hãy luôn ưu tiên tối ưu nội dung theo ý định tìm kiếm của khách hàng (Search Intent)

2. Viết dàn bài bao quát hết chủ đề liên quan

Chủ đề liên quan là chủ đề xoay xung quanh một nội dung chính bạn hướng tới. Google sẽ đánh giá cao một bài viết dài, đầy đủ các chủ đề nhỏ, bao quát chiều rộng lẫn chiều sâu của một nội dung khiến người dùng tin tưởng.

Ví dụ: Search từ khóa “Fast and Furious Series” => Các tập phim trong series, các diễn viên phim, đạo diễn….

Nếu muốn đạt thứ hạng tìm kiếm cao cho từ khóa này, bạn nên viết nhiều bài theo chủ đề & xây dựng hàng loạt bài viết liên quan đến chủ đề để đáp ứng nhu cầu thông tin người dùng và Google Bot.

Ví dụ: Chi phí để làm bộ phim Fast and Furious 9, Các kỷ lục của Series phim Fast and Furious, Các diễn viên đóng trong phim…


3. Tập trung vào chủ đề thay vì từ khóa

Bởi vì Google hiện cố gắng xử lý thông tin giống như khả năng của con người, điều quan trọng là phải tập trung vào các chủ đề rộng hơn thay vì các từ khóa cụ thể.

Điều này là do ngày nay mọi người tìm kiếm theo cách trò chuyện nhiều hơn. Và Google cố gắng hết sức để khớp các truy vấn đàm thoại này với những gì họ cho là câu trả lời tốt nhất.

Nghiên cứu từ khóa tiêu chuẩn là quan trọng, nhưng tạo nội dung chất lượng không chỉ bao gồm các từ khóa một số lần nhất định.

Nếu bạn trình bày thấu đáo một chủ đề, rất có thể trang của bạn sẽ được xếp hạng cho nhiều từ khóa đuôi dài có liên quan (nghĩa là các từ khóa cụ thể hơn có lượng tìm kiếm thấp hơn nhưng tỷ lệ nhấp chuột cao hơn).

Nó phân tích nội dung từ các đối thủ cạnh tranh hàng đầu của bạn, sau đó cung cấp cho bạn danh sách các từ khóa có liên quan xuất hiện trên các trang của họ.

Một ví dụ cụ thể: Hãy tập chung vào chủ đề là “SEO” chứ không tập chung vào từ khoá “SEO”. Vậy khi bạn làm về chủ đề SEO thì bạn sẽ mở rộng được cho các từ khoá ngoài SEO ra như : “SEO là gì”, “Tips SEO”, “SEO cho người mới bắt đầu”, “viết bài chuẩn SEO”, “Tối ưu Onpage cho SEO”…

Dành thời gian để hiểu làm thế nào các từ khóa phù hợp với nhau để tạo thành các chủ đề. Mục tiêu là để hiểu mục đích của người dùng hơn là đối sánh một nhóm từ khóa cụ thể trên một trang.

Hãy nhớ rằng mục tiêu không nhất thiết phải xếp hạng cho mọi chủ đề phụ (mặc dù điều đó sẽ rất tuyệt).

Đó là về việc tìm các chủ đề phụ mà tất cả các đối thủ cạnh tranh của bạn đề cập trong các bài viết của họ.

Ví dụ: nếu tất cả các đối thủ cạnh tranh của bạn nói về nghiên cứu từ khóa trong bài viết của họ về SEO cho người mới bắt đầu, thì bạn cũng nên làm như vậy.

Làm như vậy sẽ làm hài lòng người dùng cũng như giúp Google xác định mối quan hệ giữa các chủ đề tương tự.

Hãy tập chung vào chủ đề thay vì chỉ “chăm chăm” tập chung vào các từ khóa cụ thể. Hãy trình bày chi tiết và thấu đáo cho một chủ đề bạn có khả năng được xếp hàng cho nhiều từ khóa dài có liên quan ( Cả ngàn Organic Keyword chỉ trong 1 bài viết. Bạn tin không?)


+ Tập trung vào chủ đề

Trên thị trường  hiện nay, nhiều doanh nghiệp tập trung tối ưu SEO bằng Keywords để nhanh chóng tăng độ nhận diện. Tuy nhiên việc này không còn nhiều hiệu quả nữa. Thay vào đó, SEOers nên tập trung vào chủ đề bài viết. Mục tiêu ở đây là tạo ra các bài viết chất lượng, liên quan tới chủ đề chính và cung cấp nhiều giá trị cho người đọc.

Có 2 bước tạo nội dung tập trung vào chủ đề:

Bước 1: Nhóm nội dung trên website theo topic chính.

Bước 2: Sử dụng Content Gap để tìm thông tin còn thiếu trong topic.


+ Bao gồm những từ khoá liên quan đến chủ đề

Hãy khoanh vùng những cụm từ có liên quan về mặt nghĩa với chủ đề bạn muốn viết. Điều này giúp Google hiểu rõ hơn về tổng thể chủ đề trang web của bạn.

Ví dụ: Với topic “Giao tiếp tiếng Anh”, bạn nên có những cụm từ như: Khóa học, Tips học, các mẫu câu + ví dụ, Chứng chỉ Tiếng Anh, Các trung tâm dạy, Phần mềm hỗ trợ…


+ Nhắm đến nhiều từ khóa khác nhau nhưng liên quan trong cùng một trang

Google không phân biệt 2 từ khóa tương tự nhau:

Ví dụ:

Khi tìm kiếm 2 key: “Dịch vụ SEO” và “Dịch vụ SEO website”, Google cho ra kết quả gần tương tự nhau. Đó là lý do vì sao bạn nên nhắm tối ưu những từ khóa khác nhau nhưng liên quan tới nhau trong cùng một website.

Nhờ Semantic Search, các chủ đề bài viết gần giống nhau sẽ được Google xem là giống nhau. Vì thế bạn nên viết các chủ đề hoàn toàn khác nhau để tránh bị Google đánh giá là trùng lặp content.

+ Tránh từ khóa dài

Khi tối ưu SEO cho 2 từ giống nhau, nếu bạn tối ưu SEO cho các từ khóa dài thì sẽ khá vô ích. Bởi nhờ vào tìm kiếm ngữ nghĩa, Google lúc này sẽ coi từ khóa dài là các biến thể giống nhau.

Ví dụ: 2 từ khóa “kỹ thuật xây dựng backlink” và “các cách xây dựng backlink”, Google sẽ hiểu hai từ khóa chung một chủ đề “xây dựng backlink” và cho ra kết quả giống nhau.

Do đó, thay vì tối ưu từ khóa đuôi dài, bạn nên tối ưu từ khóa trung bình bán cạnh tranh. Ví dụ bạn đang nhắm tới từ khóa “từ khóa SEO”, nó không cạnh tranh như từ khóa “SEO” nhưng cũng không quá dài như “những chiến dịch từ khóa SEO tốt nhất”.

+ Tìm kiếm những Heading liên quan

Bạn có thể thăng hạng bài viết bằng cách tập trung tìm kiếm Heading liên quan. Khi tìm Heading, bạn cần làm theo các bước:

Bước 1: Mục đích tìm kiếm của người dùng

Nội dung cần có để đáp ứng mục đích tìm kiếm đó.

Bước 2: Trả lời thắc mắc của người dùng để giúp họ hiểu hơn về chủ đề. Sử dụng Answer the public và AHREFS phần Questions để trả lời.


+ Đừng bỏ qua hoàn toàn từ khóa

Tuy Google đã thay đổi thuật nhưng không có nghĩa bạn bỏ qua các biến thể từ khóa và từ khóa đuôi dài. Google vẫn đánh giá cao các từ khóa giá trị có trên trang web, tuy nhiên SEOer vẫn phải nhắm mục tiêu tối ưu từ khóa.

Điểm khác biệt ở đây là, bạn không chỉ nhắm một từ khóa mà có thể nhắm nhiều biến thể từ khóa khác nhau trên cùng một trang. Google rất thông minh, họ sẽ đánh giá trang web dựa trên các từ khóa giống nhau đó.


4. Đăng bài content dài mang lại giá trị

Viết những bài viết 500-1000 chữ là lựa chọn của nhiều website vì nó mất ít thời gian để đọc và không quá dài dòng, trình bày bắt mắt.

Nhưng một bài viết 500 chữ hầu như không thể tóm tắt được hết nội dung. Phụ thuộc vào chủ đề, một bài viết chất lượng nên có từ 1000-3000 chữ để truyền tải hết nội dung. Nó khiến người đọc hài lòng vì họ có tất cả thông tin họ muốn. Google thường ưu ái những bài dài như vậy vì website của bạn cung cấp nội dung giá trị, trả lời tất cả những quan tâm của người dùng. Đây là lợi thế lớn giúp bạn cạnh tranh SEO.

5. Sử dụng Schema Markup

Dữ liệu có cấu trúc là một tập hợp dữ liệu có tổ chức giúp các công cụ tìm kiếm hiểu nội dung của bạn.

Đánh dấu dữ liệu có cấu trúc cũng làm tăng cơ hội kích hoạt đoạn trích chi tiết của bạn —kết quả tìm kiếm hiển thị thông tin bổ sung như xếp hạng hoặc bài đánh giá:

Đây là dữ liệu có cấu trúc trông như thế nào ở hậu trường:

Đánh dấu (nghĩa là cách mã được viết) rất quan trọng vì nó giúp Google hiểu cách phân loại nội dung. Và đây là cách Google lấy dữ liệu để hiển thị các đoạn trích phong phú.

Chỉ cần xem có bao nhiêu SERP bị chi phối bởi các đoạn trích phong phú:

Dưới đây là cách bạn có thể tận dụng tối đa dữ liệu có cấu trúc hoặc lược đồ (nghĩa là cách tạo dữ liệu có cấu trúc được tiêu chuẩn hóa):

  • Hãy truy cập vào schema.org để duyệt qua một loạt các mẫu đánh dấu lược đồ mà tất cả các công cụ tìm kiếm chính đều hiểu được.
  • Sử dụng Trình trợ giúp đánh dấu dữ liệu có cấu trúc của Google để hỗ trợ đánh dấu nội dung của bạn.
  • Merkle’s Schema Markup Generator là một lựa chọn tuyệt vời khác.
  • Sử dụng Kiểm tra kết quả nhiều định dạng của Google để kiểm tra xem đánh dấu của bạn có chính xác không.

6. Triển khai Topic Cluster

Cả liên kết nội bộ và liên kết ngược đều thể hiện mức độ liên quan theo chủ đề và giúp Google hiểu nội dung của bạn tốt hơn.

Có thể mất thời gian và sự kiên nhẫn để bảo đảm các liên kết ngược bên ngoài. Mặt khác, việc thực hiện một chiến lược xây dựng liên kết nội bộ vững chắc sẽ tốn ít công sức hơn vì bạn có khả năng tự mình thực hiện các thay đổi.

  • Liên kết nội bộ có thể quan trọng như liên kết ngược từ các trang khác, đặc biệt là khi thể hiện kết nối chủ đề giữa hai trang.
  • Hãy sử dụng lại ví dụ về trụ cột nội dung. Trang trụ cột chính của bạn nên liên kết đến các chủ đề phụ có liên quan. Có lẽ những chủ đề phụ đó cũng có một lớp chủ đề khác, như thế này:
  • Việc thêm các liên kết nội bộ vào các trang này sẽ cho Google thấy rằng các trang của bạn có liên quan.
  • Lý tưởng nhất là nếu bạn bao quát toàn diện một chủ đề rộng, website của bạn sẽ có câu trả lời cho câu hỏi của người dùng khi họ thực hiện Semantic Search có liên quan.

Topic Cluster là gì?

Topic Cluster là một chiến lược xây dựng nội dung tập trung vào một chủ đề chính và các chủ đề phụ liên quan. Chiến lược này giúp bạn tạo ra cho nội dung trong website của bạn có hệ thống nội dung có chiều sâu, chiều rộng và đặc biệt là chặt chẽ và có liên quan với nhau, đồng thời giúp bạn tối ưu hóa website của mình cho các công cụ tìm kiếm.

Topic Cluster

Topic Cluster bao gồm một trang  Pillar Content (Một chủ đề chính) liên kết đến một số trang phụ ( Content Cluster). Trang Pillar Content là trang chính của chủ đề, nó chứa thông tin tổng quan về chủ đề và cung cấp liên kết đến các trang phụ. Các trang phụ là các trang nhỏ hơn, tập trung vào các khía cạnh cụ thể của chủ đề.

Để xây dựng một Topic Cluster, bạn cần:

  1. Chọn một chủ đề chính.
  2. Xác định các chủ đề phụ liên quan đến chủ đề chính.
  3. Tạo một trang trụ cột cho chủ đề.
  4. Tạo các trang phụ cho các chủ đề phụ.
  5. Liên kết các trang trong Topic Cluster với nhau.

Topic Cluster là một chiến lược xây dựng nội dung hiệu quả giúp bạn tạo ra một website có nội dung chất lượng, có liên quan với nhau và tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm.

Topic Cluster có lợi ích gì với người dùng?

Topic Cluster có nhiều lợi ích cho người dùng, bao gồm:

  • Dễ dàng tìm kiếm và tra cứu thông tin: Topic Cluster giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm và tra cứu thông tin bằng cách thông qua các bài viết được sắp xếp theo chủ đề và liên kết chúng với nhau. Điều này giúp người dùng tiết kiệm thời gian và tìm thấy thông tin họ cần nhanh hơn.
  • Tăng trải nghiệm người dùng: Topic Cluster cung cấp cho người dùng một cái nhìn tổng quan về chủ đề và liên kết đến các bài viết liên quan. Điều này giúp người dùng hiểu rõ hơn về chủ đề và tìm thấy thông tin họ cần một cách dễ dàng hơn.
  • Tăng mức độ tương tác của người dùng: Topic Cluster cung cấp cho họ nội dung chất lượng và có liên quan. Điều này giúp người dùng dành nhiều thời gian hơn trên website của bạn và có nhiều khả năng trở thành khách hàng của bạn hơn.

Topic Cluster là một chiến lược xây dựng nội dung hiệu quả giúp bạn tạo ra một website có nội dung chất lượng, có liên quan với nhau và tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm. Điều này giúp bạn thu hút nhiều người dùng hơn và tăng mức độ tương tác của họ với website của bạn.

Tổng kết

Như vậy trong bài viết này MANHQUYET DIGITAL đã cung cấp cho các bạn hiểu rõ Semantic là gì? Cách thức hoạt động của Semantic Search và làm cách nào để tối ưu nội dung trong website của bạn theo Semantic Search. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần hỗ trợ hãy để lại bình luận dưới bài viết, chúng tôi sẽ hỗ trợ cho bạn. Cảm ơn mọi người đã theo dõi bài viết này, hẹn mọi người trong những bài viết kế tiếp!