Website là gì? Trang web là gì? Đây là những câu hỏi rất thường gặp trong cuộc sống. Nhất là trong giai đoạn Internet bùng nổ hiện nay. Vậy Các bạn có đang hiểu đúng và đầy đủ về các câu hỏi trên không? Tác dụng của website đối với cá nhân, doanh nghiệp của bạn như thế nào? Nào hãy cùng với MANHQUYET DIGITAL tìm hiểu chi tiết bài viết dưới này nhé !!!

1.Tổng quan về Website

Website được ví như một ngôi nhà hoặc một cửa hàng, hoặc một công ty của bạn ngoài đời thực, chỉ khác là nó được trình bày trên không gian mạng thôi. Vậy trong thời điểm công nghệ Internet bùng nổ này, bạn có nên tham gia  cùng xu hướng với thế giới không hay đứng ngoài cuộc chơi. Và tham gia như thế nào cho đúng, tầm quan trọng của website tác động lên doanh nghiệp và thương hiệu của bạn là vô cùng lớn. Vậy website là gì? website được phân chia thành mấy loại, các thành phần cấu tạo nên 1 website, Ưu nhược điểm của website như thế nào? trước tiên câu hỏi đặt ra là:

1.1 Website quan trọng như thế nào trong thời đại 4.0 ?

Blogger, content writer hay những người kinh doanh online có cần website? Câu trả lời là rất cần!. Nhiều người nghĩ chỉ cần các kênh mạng xã hội như Facebook, Insta, Tiktok,… là đủ. Nhưng bạn hãy nhớ lại xem, bài post dù có hàng nghìn like, share, nó cũng sẽ trôi đi và chìm nghỉm trong biển tin tức sau một thời gian. Ngoài ra, những rủi ro như hack nick, khóa nick luôn rình rập bạn hàng ngày. Nếu điều đó xảy ra thì đúng là toang thực sự, bạn sẽ phải làm lại từ con số 0 tròn trĩnh. Chưa kể Facebook liên tục thay đổi thuật toán nhằm bóp tương tác, hạn chế bán hàng. Nên nhớ khi bạn tham gia vào các mạng xã hội hiện nay tức là bạn đang chơi trên sân chơi của người khác tạo ra, vậy khi chơi trên sân chơi của người khác thì bạn phải tuân thủ luật chơi của họ. Tại sao bạn không nghĩ mình tạo nên sân chơi và luật chơi cho mọi người cùng chơi ?

Khi muốn chia sẻ lại thông tin cho người dùng, bạn lại phải mỏi mắt đi tìm. Nếu có website trong tay, bạn có thể gửi link sản phẩm hay bài viết cho khách hàng trong phút mốt. Do đó, việc sở hữu một website là điều rất cần thiết trong xu thế mọi thứ đang chuyển dịch sang online.

Website không chỉ là một trang cung cấp thông tin, một công cụ dùng để bán hàng mà bạn phải coi nó là một tài sản của mình, giống như mình mua mảnh đất vậy !

1.2 Trang thông tin điện tử là gì?

là hệ thống thông tin dùng để thiết lập một hoặc nhiều trang thông tin được trình bày dưới dạng ký hiệu, số, chữ viết, hình ảnh, âm thanh và các dạng thông tin khác phục vụ cho việc cung cấp và sử dụng thông tin trên Internet.

Khái niệm được nêu trong Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP được khẳng định như sau:

Website = Trang thông tin điện tử

Ngoài ra hiện nay có rất nhiều người nhầm lẫn 2 thuật ngữ “web” và “website” vậy thì…

1.3.Website là gì?

Website là tập hợp tất các các trang webpage hay là tập hợp của tất cả các trang web thông tin có định dạng là html hoặc xhtml được lưu trữ tập trung tại một máy tính có chức năng máy chủ nơi được gọi là web server. Thông tin lưu trên máy chủ có nhiều dạng, text, image, audio, video…

Các máy tính dùng để truy cập vào website( Client) sử dụng trình duyệt web lấy dữ liệu trên máy chủ thông qua internet và hiển thị dữ liệu cho người dùng xem.

1.4 Trang Web là gì?

Trang web (tiếng Anh  webpage)  một tập hợp các văn bản, hình ảnh, tệp tin tài liệu thích hợp với World Wide Web và được thực thi ở trình duyệt web ví dụ như: Google Chrome, Safari, Cococ, Firefox, EDGE….

Trong thực tế thì mọi người hay đề cập như :”Công ty bạn có trang web không?”

1.5 Trình duyệt Web là gì?

Theo Wikipedia thì Trình duyệt web là một ứng dụng phần mềm để truy cập thông tin trên World Wide Web. Mỗi trang web, hình ảnh dạng HTML để hiển thị, do vậy một trang web có thể hiển thị khác nhau trên các trình duyệt khác nhau.

Nói theo ngôn ngữ thông thường thì Trình duyệt web hay còn được gọi là trình duyệt, những công cụ này được phát hành ra với mục đích để người dùng sử dụng và tìm kiếm thông tin trên World Wide Web (www). Trình duyệt web cho phép người dùng dễ dàng truy cập vào các thông tin và nội dung ở trên web một cách nhanh chóng.

1.6 World Wide Web là gì?

World Wide Web, gọi tắt là WWWmạng lưới toàn cầu là một không gian thông tin toàn cầu mà mọi người có thể truy cập (đọc và viết) thông tin qua các thiết bị kết nối với mạng Internet; một hệ thống thông tin trên Internet cho phép các tài liệu được kết nối với các tài liệu khác bằng các liên kết siêu văn bản, cho phép người dùng tìm kiếm thông tin bằng cách di chuyển từ tài liệu này sang tài liệu khác.

Domain name

Domain hay nghĩa của nó trong Tiếng Việt là tên miền. Nó là nơi để mọi người có thể vào để xem khi bạn vào trình duyệt và gõ: manhquyet.com tức là bạn đang đi vào ngôi nhà của MANHQUYET DIGITAL trong thực tế vậy.

Tên miền thường được chia làm 2 loại đó là :

Tên miền quốc tế: thường những website có đuôi .com, .net, .org, .biz, .info…. những tên miền này thường có giá từ 200-500k

Tên miền quốc gia: là những tên miền thường đại diện cho các cuốc gia trên thế giới. Một số tên miền của các quốc gia như: Việt Nam( .vn, .com.vn), Mỹ (.us), Úc (.au), Trung Quốc(.cn), Pháp(.fr)….. giao động từ 50-800k tuỳ từng quốc gia.

Bạn có thể đọc bài viết: Ý nghĩa, bảng giá và phân loại nhóm tên miền.

Web hosting

Web Hosting hay còn thường gọi là Hosting. Nếu như website bạn được hiểu là một ngôi nhà trong thực tế thì Web Hosting chính là nền móng để tạo nên một ngôi nhà đó trên không gian mạng. Nó chính là không gian để lưu trữ toàn bộ tài liệu, hình ảnh, video, audio của website.

Hosting thì mình chia làm 2 loại: Hosting trong nước và nước ngoài.

Hosting trong nước là tất cả những máy chủ vật lý (Dedicate Server) được đặt tại các trung tâm dữ liệu Việt Nam. Một số trung tâm cho thuê đặt máy chủ nổi tiếng tại Việt Nam như Viettel IDC, FPT, VNG, VNPT…

Hosting tại nước ngoài là những hosting được đặt máy chủ tại các quốc gia trên thế giới. Một số đơn vị cho thuê Hosting nổi tiếng trên thế giới như: Stable Host, Hostinger, Vultr….

Bạn có thể tìm hiểu thêm bài viết: Phân loại và so sánh chi tiết giữa Hosting Việt Nam và Hosting nước ngoài.

Source code website

Bạn muốn ngôi nhà, hoặc cửa hàng của bạn như thế nào? phong cách thiết kế, các bố cục, phong cách như thế nào? Cái đó tuỳ thuộc vào bạn, hay nói cách khác thì source code website là bản thiết kế ngôi nhà, hay cửa hàng của chính bạn. Bạn có thể sử dụng một Theme được thiết kế sẵn hoặc bạn có thể chính tay mình thiết kế (việc thiết kế này thì đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm trong lập trình hoặc căn bản phải biết HTML, CSS…

Source code được coi là bản thiết kế căn nhà, cửa hàng của bạn.

Content Website

“Content is King” đó là một câu nói để khẳng định được giá trị của nội trung trong website của bạn. Một website có thể níu chân khách hàng truy cập được hay không hoặc phát sinh đơn hàng được hay không phụ thuộc vào nội dung bạn truyền tải đến có phù hợp với đối với khách hàng tiềm năng hay không. Bạn tin không ? mình chỉ mất đúng 2 phút để ra quyết định mua cuốn sách Tri Thức Gốc của tác giả Sự Thật Man mặc dù trong website chỉ là một trang Landing Page mà mình có thể nói một cách là đơn giản, nhưng nội dung bên trong đó lại là cái quyết định giúp mình mua hàng ngay lập tức. Bạn thấy nội dung của website có phải là cực kỳ quan trọng không ?

Content is King chính là chỉ điểm quan trọng để giúp mình có thể cặm cụi gõ từng chữ trong bài viết này. Một website thực sự có giá trị khi nội dung trong đó thực sự giá trị.

3. Những thành phần tạo nên giao diện của Website

Header

Đây là phần đầu của trang web và nó là thành phần hiển thị ở tất cả các trang con. Trong phần header thường chứa logo, hotline, menu điều hướng, đăng ký/ đăng nhập, tìm kiếm, giỏ hàng…

Một số trang đặc biệt có thể không cần Header, ví dụ các trang Landing Page nhiều khi không có nhiều thông tin nhằm tránh gây xao nhãng( chỉ có logo) với mục đích chính là giúp khách hàng tập chung vào mục tiêu chuyển đổi như: điền form thông tin hoặc gọi điện đặt hàng…)

Slider/Carousel

Thường thì dưới Header được thiết kế thêm các Slider/ hoặc Carousel với mục đích thu hút và giới thiệu các chương trình Marketing về Sản phẩm hoặc Dịch vụ của doanh nghiệp.

Trên các banner đó thường sẽ được gắn các button hoặc các CTA( Call to action) như Gọi Ngay hoặc Mua Ngay…

Các Slider có thể được lập trình chạy ngang hoặc chạy theo một hướng nào đó kèm theo các hiệu ứng giúp thu hút khách hàng hơn.

Các website cũ thì thường phần này chỉ có một hình ảnh tĩnh (còn được gọi là banner).

Content Area

Đây chính là khu vực có vai trò quan trọng nhất trong trang web của bạn. Nó là nơi cung cấp nội dung cho người dùng.

Nội dung được thể hiện ở rất nhiều định dạng khác nhau như: text, hình ảnh, video, audio, links…

Đây là phần giúp Google đánh giá xếp hạng từ khoá xem có lên Top Google hay không khi bạn làm SEO website.

Footer

Footer là phần chân trang nó được nằm dưới cùng của website và cũng giống như Header Footer cũng là thành phần hiển thị ở trên tất cả các trang con. Phần này thường chứa một số các thông tin: Các liên kết nhanh, thông tin ngắn về doanh nghiệp, thông tin bản quyền, Social Network …

Bạn có thể quan tâm: Tất cả những thành phần cấu tạo nên trang web mà bạn cần phải biết

4. Những trang quan trọng nhất của 1 Website

Hiện nay số website trên thế giới có hàng trăm triệu, tuy nhiên với những website phổ thông mình sẽ chia thành các nhóm trang cơ bản quan trọng nhất như sau:

Trang chủ: được coi là bộ mặt quan trọng nhất của thương hiệu hay doanh nghiệp của bạn trên môi trường Internet. Trang chủ giới thiệu ngắn gọn và súc tích nhất những gì mà doanh nghiệp bạn cung cấp( có thể là về sản phẩm hoặc dịch vụ), khách hàng, và đồng thời là nơi để liên kết đến các trang con nhỏ hơn trong website của bạn.

Trang giới thiệu & liên hệ: Trang này là nơi cung cấp tất cả các thông tin chi tiết về doanh nghiệp, hoặc cửa hàng của bạn các thông tin liên quan được cun cấp tại các trang này như: giới thiệu doanh nghiệp, đội ngũ , khách hàng, thông tin liên hệ, các form điền thông tin….

Trang bán hàng: Trang này là nơi hiển thị tất cả các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp bạn đang cung cấp. Ở trang này việc làm chuẩn hoá nội dung, hình ảnh và các bố cục cho từng sản phẩm, dịch vụ phải được lưu ý và quan tâm vì đây chính là nơi có thể phát sinh đơn hàng tạo doanh thu cho doanh nghiệp của bạn chính vì vậy hãy chú trọng nội dung cho từng sản phẩm nhé.

Trang nội dung: hay còn được gọi là trang chuyên cung cấp tất cả các thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Hãy tạo ra những nội dung liên quan đến chủ đề website và các sản phẩm, dịch vụ bạn đang cung cấp, từ đó giúp cho khách hàng hiểu sâu hơn về những gì mà bạn đang làm từ đó làm nổi bật trước các đối thủ nhằm đó giúp tăng khả năng nhận diện trước khách hàng tốt hơn.

Trang thông tin về quy định & pháp lý: Các trang này thuộc nhóm các trang phụ tuy nhiên lại có vai trò quan trọng khẳng định những thông tin liên quan đến pháp lý, điều khoản riêng tư, chính sách thanh toán…

5. Các loại Website

5.1 Dựa vào cấu trúc và cách hoạt động

Website tĩnh (Static Website)

Web tĩnh chính là những trang web cơ bản nhất. Chúng không phải thay đổi nội dung liên tục và không được người dùng cập nhật. Với dạng trang web này, khi muốn thay đổi bất kỳ nội dung gì trên website, người quản trị phải truy cập trực tiếp vào các mã lệnh để điều chỉnh, thay đổi thông tin và đòi hỏi cần phải biết lập trình phức tạp( ít nhất là HTML và CSS). Đa phần, loại trang web này được tạo ra chủ yếu cho mục tiêu giới thiệu thông tin hơn là tương tác thường xuyên.

Website động (Dynamic Website)

Vậy Website động là gì? Ngược lại ở trên thì đây là những trang web mà nội dung luôn được cập nhật thường xuyên. Những website động khi lập trình sẽ bao gồm 2 phần:

  • Giao diện bên ngoài: là phần được hiển thị trên công cụ trình duyệt mà khi người dùng truy cập vào sẽ nhìn thấy.
  • Phần quản trị: là phần còn lại nằm ngầm bên dưới dùng để quản lý website, trong phần quản trị này thì những người quản lý sẽ cập nhật nội dung bài viết, hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ và các thông tin phía sau… So với website tĩnh thì tính tương tác của website động cao hơn. Đa số các website hiện đại cho ra đời ngày nay đều là website động.

5.2 Dựa vào mục đích chính của Website

Website cá nhân

Website công ty

Website thương mại

Website tổ chức phi lợi nhuận

5.3 Dựa vào lĩnh vực cụ thể của Website

Blog

Web giải trí

Web giáo dục

Web chính phủ

Web bán hàng

Mạng xã hội

Web công cụ tìm kiếm

6. Tạo sao doanh nghiệp nên đầu tư thiết kế website?

Chi phí quảng cáo khách hàng tiềm năng vô cùng hợp lý

Khác với các công cụ quảng cáo truyền thống như flyer, brochule, nó bị hạn chế bởi khoảng cách địa lý, con người… muốn thay đổi bất cứ thông tin, chương trình khuyến mãi gì đều vô cùng khó khăn. Tuy nhiên khi bạn biết áp dụng công nghệ vào trong phần này sẽ giúp bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng nhanh nhất.

Chăm sóc khách hàng 24/7

 

Việc bạn có website sẽ giúp bạn luôn luôn lắng nghe các vấn đề từ khách hàng phản hồi về những thắc mắc, những trải nghiệm khi mà khách hàng sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Từ đó bạn có thể giải đáp và chăm sóc khách hàng một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng.

Tạo sự uy tín cho doanh nghiệp

Việc bạn luôn luôn lắng nghe từ thị trường, các phản hồi từ khách hàng sẽ giúp bạn điều chỉnh được cho phù hợp với xu hướng người dùng một cách nhanh chóng, từ đó giúp cho hành trình trải nghiệm của khách hàng được tốt hơn. Điều đó giúp nâng cao được sự uy tín cho doanh nghiệp của bạn trong mắt khách hàng.

Nghiên cứu thị trường dễ dàng

 

Việc luôn thu thập các thông tin phản hồi từ khách hàng thông qua website sẽ giúp bạn nghiên cứu thị trường một cách dễ dàng thông qua các bảng khảo sát người dùng. Việc này là vô cùng quan trọng vì bạn chỉ cần đi ngược lại với xu hướng thì doanh nghiệp của bạn sẽ “Tèo” ngay.

Dễ dàng tìm kiếm được insight khách hàng

Thực hiện chiến dịch Marketing online sẽ nhận được các phản hồi tức thì từ nhiều nguồn khách hàng. Việc thu thập một dữ liệu rất lớn sẽ có giúp bạn có dữ liệu để phân tích được insight khách hàng từ đó có các chiến dịch điều chỉnh sao cho phù hợp với xu hướng thị trường nhằm tiết giảm được chi phí cho doanh nghiệp của bạn.

7. Một số lưu ý khi thiết kế website

  • Xác định rõ ràng mục tiêu, mục đích làm website
  • Lựa chọn giao diện web hiện đại, màu sắc hài hòa, font chữ đơn giản
  • Xây dựng bố cục web khoa học, thanh điều hướng thông minh
  • Đảm bảo tối ưu tốc độ load website nhanh
  • Thiết kế web chuẩn UX/UI
  • Chú trọng tối ưu web chuẩn SEO
  • Web tương thích với mọi thiết bị
  • Tối ưu các nút hành động CTA (Call to Action)
  • Tích hợp vừa đủ các tính năng website
  • Lựa chọn đơn vị thiết kế website doanh nghiệp uy tín, chất lượng

8. Một số tiêu chí cần có để có được một website chuyên nghiệp

Website chuyên nghiệp sẽ có tốc độ tải trang nhanh

Một trang web được đánh giá chuyên nghiệp sẽ dựa vào mức độ hài lòng của người xem khi trải nghiệm website doanh nghiệp.

Dễ dàng điều hướng

một thiết kế website chuyên nghiệp có thể điều hướng người xem, giúp người xem nhanh chóng tìm thấy sản phẩm hay thông tin có trên trang web.

Hiển thị tốt trên điện thoại

Điện thoại thông minh ngày nay gần như là một vật bất ly thân đối với con người, vì thế mà khi thiết kế website bạn cần phải đề cao tiêu chí hiển thị tốt trên điện thoại.

Bố cục website rõ ràng, tối giản

Website của bạn có chuyên nghiệp hay không còn thể hiện ở cách sắp xếp các thông tin, nội dung trên website có đẹp mắt và gọn hàng hay không.

Nội dung giá trị và lôi cuốn

Một tiêu chí thể hiện một thiết kế website chuyên nghiệp ,là việc nội dung trong website có cuốn hút người đọc hay không là phần nội dung mà website đó mang lại.

Hình ảnh, video chất lượng cao

Một nội dung chất lượng, cuốn hút người xem không chỉ được thể hiện wor các câu chữ, văn bản mà nó còn ở các hình ảnh, video chất lượng cao.

Tối ưu SEO

SEO là một trong những tiêu chí không thể thiếu trong thiết kế website chuyên nghiệp ngày nay.

Dễ dàng nâng cấp

Kinh doanh chính là phục vụ khách hàng, vì thế doanh nghiệp phải luôn nâng cấp và cải thiện các dịch vụ của công ty để thu hút khách hàng một cách tốt nhất.

Giao diện bắt mắt, ấn tượng

Website chính là bộ mặt thương hiệu của doanh nghiệp, thể hiện tính cách riêng của doanh nghiệp. Nói cách khác một giao diện bắt mắt, ấn tượng chính là một tiêu chí để thiết kế website chuyên nghiệp

Như vậy trong bài viết này tôi đã chia sẻ cho các bạn từ tổng quát đến chi tiết về website. Có bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ hãy để lại bình luận hoặc liên hệ với chúng tôi !!!